BẢN LĨNH NGƯỜI LÀM THUÊ

( Dành cho ứng viên dự tuyển lẫn các cty. Share tự do! )

Bạn có bao giờ được phỏng vấn việc làm chưa? Nếu vị trí ứng tuyển là cấp nhân viên hay giám sát thì có thể bạn thiếu tự tin, và thường người phỏng vấn cũng hay “áp đảo” các chức danh cấp thấp này. Nhưng nếu bạn ứng tuyển vào chức manager ( trưởng phòng ) trở lên, hãy thử một lần thể hiện bản lĩnh người ứng viên!

Nếu được hỏi cảm tưởng của mình về công ty, hay vì sao ứng tuyển vào chức danh này, bạn hãy cố gắng truyền tải một thông điệp rõ ràng:

Tôi/em ( tùy theo tuổi người đối diện ) đến đây không phải với suy nghĩ của người đi xin việc để làm thuê. Tôi/em đến đây với mong muốn được hợp tác, một sự hợp tác đem lại lợi ích cho cả hai bên. Tôi không xem công ty là nơi tá túc, nương nhờ để làm việc và lĩnh lương. Tôi xem công ty là khách hàng của mình, và tôi sẽ có trách nhiệm làm cho khách làm hài lòng để giữ khách. Tôi phải nâng cao chất lượng sản phẩm là chất xám, kỹ năng, chuyên môn… của mình để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của cty. Và nếu chất lượng SP của tôi không đáp ứng yêu cầu của cty, tôi chấp nhận bị đào thải như một nhà cung cấp bị từ chối… Nếu đến cty trong tâm thế của người xin việc, tôi sẽ cố tìm một chiếc ghế, một chỗ ngồi và trông đợi ơn mưa móc của ông/bà chủ. Tôi đến để trong tư cách một nhà cung cấp SPDV ( chất xám, kỹ năng, kinh nghiệm ), và sẽ luôn nỗ lực để làm hài lòng khách hàng. Anh/chị hãy tin tôi!…”.

Tôi đã từng thể hiện quan điểm này nhiều lần, và hầu như lần nào cũng thành công. Nhà tuyển dụng chuyên nghiệp sẽ không xem câu trả lời của tôi là kiêu ngạo hay “sang chảnh”. Ngược lại, họ nhìn thấy trong tôi bản lĩnh, sự tự tin, và tinh thần trách nhiệm của một nhà quản lý chuyên nghiệp ( như một huấn luyện viên chuyên nghiệp ).

Họ biết là họ không cần một người đi xin ( việc ) vì người đi xin luôn trong tâm thế nhút nhát, sợ sệt, muốn xin được nhiều, và chỉ trông chờ vào lòng trắc ẩn. Họ cần một nhà cung cấp ( chất xám, kỹ năng, kinh nghiệm ) uy tín và có trách nhiệm, một nhà cung cấp biết nỗ lực làm hài lòng khách hàng, và chấp nhận bị đào thải nếu không đáp ứng được yêu cầu. Họ cần một quan hệ hợp tác hai bên cùng có lợi. Và tôi mới thực sự là người họ cần chứ không phải những người đến “xin việc” trong tâm thế tìm kiếm chỗ nương thân!

Bài viết này gửi gắm các ứng viên lẫn các nhà tuyển dụng!

Viết một bình luận