CÁC BƯỚC ĐỂ HỌC & THỰC HÀNH PLC CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU

Các bước để học và thực hành PLC cho người mới bắt đầu.

1. Tìm hiểu về phần cứng, phần mềm và cách đấu nối mạch điện cho PLC. Phần này ta có thể tìm hiểu các tài liệu của các hãng PLC.

2. Cần trang bị kiến thức về điện, đọc hiểu sơ đồ điện, cách lắp đặt các loại sensor, nút nhấn… cho các ngõ vào và cách lắp đặt các relay, contactor, đèn báo… cho các ngõ ra. Đối với Sensor cần lưu ý: Có 2 loại NPNPNP cần lựa chọn sensor cho phù hợp với toàn hệ thống.

3. Học và thực hành các lệnh cơ bản của PLC: In, Out, Tiếp điểm thường đóng, Tiếp điểm thường mở, Coil, Bit, Set, Reset, Timer, Counter, Sử dụng các biến số…

4. Tìm hiểu các lệnh nâng cao của PLC, các bộ phát xung, bộ đếm tốc độ cao, ngắt…

5. Tìm hiểu các loại kết nối truyền thông RS485, RS232, Ethernet

Các bước lập trình PLC cho một thiết bị hay dây chuyền sản xuất.

1. Tìm hiểu thiết bị, dây chuyền sản xuất: tìm hiểu về cơ cấu chấp hành và nguyên lý hoạt động, vận hành thiết bị hay dây chuyền sản xuất.

2. Xác định và đặt tên các cơ cấu chấp hành: Đầu vào, các cảm biến, button, switch. Đầu ra, relay, contactor, solenoil… v.v.

3. Xác định các chế độ hoạt động của thiết bị hay dây chuyền sản xuất.

4. Xác định các mức an toàn cho các cơ cấu chấp hành. Xác định va chạm giữa các cơ cấu khi hoạt động.

5. Vẽ lưu đồ điều khiển. Chia hoạt động của thiết bị thành từng module nhỏ.

6. Lập bảng symbol.

7. Viết trước các đoạn code điều khiển bảo đảm an toàn cho thiết bị. Các đoạn code khoá để hệ thống không bị chạm, chập về điện, các hệ thống chống va chạm giữa các cơ cấu trong thiết bị, các hệ thống an toàn.

8. Viết chương trình điều khiển vận hành ở chế độ Handle. Đây là chế độ vận hành giúp ta thử vận hành các cơ cấu riêng lẻ. Đây là chế độ có thể không có trong các chế độ hoạt động chính thức của máy nhưng nên có đoạn chương trình này để người lập trình có thể kiểm tra hoạt động các cơ cấu, và cân chỉnh máy khi cần thiết.

9. Viết chương trình điều khiển vận hành ở chế độ STEP ( Từng bước ). Đây là chương trình có thể giúp ta xác định các lỗi có thể xảy ra trong quá trình hoạt động.

10. Viết chương trình điều khiển vận hành ở chế độ BÁN TỰ ĐỘNG. Đây là chế độ mà máy thực hiện 1 chu trình hoạt động. Chế độ này giúp ta kiểm tra sản phẩm và cân chỉnh máy khi cần.

11. Viết chương trình vận hành ở chế độ TỰ ĐỘNG. Đây là chế độ hoạt động chính và thường xuyên của máy.

12. Báo lỗi và bẩy lỗi.

13. Giao tiếp với HMI hoặc các thiết bị hiển thị khác nếu cần.

Khi lập bảng Symbol ta chú ý phân chia vùng ngõ vào, ngõ ra để dễ kiểm soát. Ví dụ: Từ ngõ vào X0 đến X17 là dành cho các nút nhấn, switch ( các ngõ vào trên tủ ), từ X20 đến X30 là dùng cho các sensor, Limit Swich ( các ngõ vào trên máy ) sẽ dễ hơn cho quá trình kiểm tra. Tương tự cho các ngõ ra, các Bit nhớ, các vùng giá trị…

Khi đặt tên cho các ngõ vào ra ta nên thêm các tiếp đầu ngữ như sau sẽ giúp chúng ta dễ quản lý và sữa lỗi:

BT — Button

SW– Swicht

SS — Sensor

LS — Limit Swich ( công tắc hành trình )

RL — Relay

CL — Coil

Cyl — Cylinder

Lp — Lamp

Tm — Time

Ct — Couter

Đối với các bit sử dụng trong vùng nhớ phụ ta nên thêm tiếp vị ngữ B cho các cờ Bit và Var cho các vùng nhớ, Cons giá trị hằng số.

Ví dụ:

Nút ON ta đặt tên là: BT_ON

Công tắc chọn chế độ tự động và điều khiển tay: SW_Auto/Handle

Vùng nhớ giá trị di chuyển của Feeder: Feeder_Var_F ( F để chỉ là số thực, W là Word, D là Double Word.

24 & 24

Xem thêm: MỤC TIÊU CỦA VIỆC HỌC LẬP TRÌNH PLC

Viết một bình luận