BẠN CÓ BIẾT VỀ SỰ TÍCH CHIẾC GHẾ ĐÁ ĐỘC NHẤT VÔ NHỊ GẦN HỒ HOÀN KIẾM (HỒ GƯƠM)
Hồ Hoàn Kiếm còn được gọi là Hồ Gươm, là một hồ nước ngọt tự nhiên nằm ở trung tâm thành phố Hà Nội. Hồ có diện tích khoảng 12 ha. Trước kia, hồ còn có các tên gọi là hồ Lục Thủy, hồ Thủy Quân, hồ Tả Vọng và Hữu Vọng.
Hồ Hoàn Kiếm (chữ Nôm: 湖還劍 hoặc 還劍湖) còn được gọi là Hồ Gươm (trong bản đồ Hà Nội năm 1886, hồ này được gọi là Hồ Hoàn Gươm – Lac de Hoan Guom), là một hồ nước ngọt tự nhiên nằm ở trung tâm thành phố Hà Nội.
Hồ có diện tích khoảng 12 ha[2]. Trước kia, hồ còn có các tên gọi là hồ Lục Thủy (vì nước có màu xanh quanh năm), hồ Thủy Quân (dùng để duyệt thủy binh), hồ Tả Vọng và Hữu Vọng (trong thời Lê mạt). Tên gọi Hoàn Kiếm xuất hiện vào đầu thế kỷ 15 gắn với truyền thuyết vua Lê Lợi trả gươm báu cho Rùa thần.
Theo truyền thuyết, trong một lần vua Lê Lợi dạo chơi trên thuyền, bỗng một con rùa vàng nổi lên mặt nước đòi nhà vua trả thanh gươm mà Long Vương cho mượn để đánh đuổi quân Minh xâm lược. Nhà vua liền trả gươm cho rùa thần và rùa lặn xuống nước biến mất. Từ đó hồ được lấy tên là hồ Hoàn Kiếm. Tên hồ còn được lấy để đặt cho một quận trung tâm của Hà Nội (quận Hoàn Kiếm) và là hồ nước duy nhất của quận này cho đến ngày nay.
Không chỉ nắm giữ kỷ lục về độ lớn, chiếc ghế đá “độc nhất vô nhị” ở Hà Nội nằm ngay trước Nhà hát Nghệ thuật đương đại Việt Nam (số 16 Lê Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm) còn được coi là một kiệt tác và là nơi lưu giữ kỷ niệm của người Hà Nội theo năm tháng.
Dạo quanh khu vực Hồ Gươm – nơi được coi là trái tim của Hà Nội, biết bao nhiêu dấu ấn lịch sử của đất nước như Tháp Rùa, đền Ngọc Sơn, cầu Thê Húc, tháp Hòa Phong, quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục… như níu chân tất cả mọi người ở lại.
Rồi, trong muôn vàn câu chuyện quanh Hồ Gươm như chuyện về cây lộc vừng 9 gốc dâng trọn hai mùa hoa rực rỡ trong năm, chuyện về những quả mõ có nhựa dính chuồn chuồn…, chuyện về chiếc ghế đá “độc nhất vô nhị” ở Hà Nội trước cửa Nhà hát Nghệ thuật đương đại Việt Nam (số 16, Lê Thái Tổ) thì chắc chắn ít người biết đến dù đã có lần chọn nó làm nơi nghỉ chân.
Sự tồn tại về mặt thời gian của chiếc ghế đá này có lẽ chẳng ai trong số người dân phố còn nhớ chính xác. “Vào những năm 70 của thế kỷ trước, thời kỳ giặc Mỹ đánh phá miền Bắc ác liệt, tôi và mấy anh em cùng khu phố thường ra Hồ Gươm mò cua bắt ốc. Lội chán dưới hồ thì lên bờ, ra chiếc ghế đá này nằm nghỉ. Trước đây, ở khu vực này có nhiều ghế đá như thế lắm nhưng nay chỉ còn lại duy nhất một chiếc” – cụ Nguyễn Thế Vân (85 tuổi, trú tại phường Hàng Trống) nhớ lại.
Cũng theo họa sĩ Hà Huy – một người gốc ở phường Hàng Bạc, kể lại: “Cách đây vài chục năm, thời chúng tôi còn cởi trần, vận quần đùi mỗi trưa hè đi bắt nòng nọc ven hồ, chúng tôi vẫn thường chọn chỗ này nghỉ chân. Vài ba đứa nhóc vừa ngồi vừa nằm trên ghế mà vẫn chưa hết chỗ. Cả bờ Hồ cũng chỉ duy nhất ở vườn hoa trước cửa khách sạn Phú Gia là có cái ghế to như thế.”
Tìm hiểu thêm về xuất xứ, tuổi đời của chiếc ghế đá “độc nhất vô nhị” ở Hà Nội này, ông Trần Văn Hà (63 tuổi), 25 năm sửa xe đạp cạnh ghế đá này, chia sẻ: “Ngày xưa, tôi có nghe ông nội tôi kể lại, chiếc ghế đá này nằm trong hệ thống các công trình được xây từ thời Lê. Người ta xây nhà xong đặt luôn ghế đá để các công chức mỗi lần giải lao ra đây ngồi nghỉ ngơi, hóng mát”.
Nhiều người ước chừng, chiếc ghế đá “độc nhất vô nhị” ở Hà Nội này có tuổi đời khoảng 100 năm tuổi. Và nó được đánh giá là một trong những kiệt tác do con người chế tạo với kỹ thuật rất thô sơ, là chiếc ghế đá lớn nhất và lâu năm nhất, nơi lưu giữ nhiều kỷ niệm cùng với những ký ức khó phai trong lòng người dân Hà Nội.