Bạn đã bao giờ tự mình đặt ra những cam kết, những kế hoạch phải thực hiện nhưng rồi chúng vẫn nằm mãi trên danh sách những việc phải hoàn thành?
Bạn quyết tâm sẽ giảm cân để cải thiện vóc dáng nhưng bây giờ bạn vẫn đang nằm dài trên sô pha, ăn uống vô tội vạ và hứa một buổi tập thể dục vào sáng ngày mai?
Bạn biết kì thi kết thúc học phần sẽ bắt đầu trong 2 tuần nữa nhưng bạn có bắt tay ngay vào việc ôn tập cho bài kiểm tra không?
Nếu bạn thấy mình trong những trường hợp kể trên thì thật không may, bạn đã là “con bệnh” của thói trì hoãn rồi đấy!
Sự trì hoãn khiến bạn thường xuyên lẩm bẩm câu nói “Để mai tính” nhưng thực ra “ngày mai” không bao giờ tới và chờ đợi “ngày mai” đồng nghĩa với việc chẳng có nhiệm vụ, mục tiêu nào được giải quyết cả.
Mặc dù trì hoãn khiến hiện tại của bạn trông có vẻ dễ chịu hơn nhưng thực ra đó chỉ là cách bạn đánh lừa não bộ của mình. Sự thực, khi né tránh, trì hoãn một công việc phải làm nào đó, bạn không thể sống một giây phút yên thân. Bạn sẽ thấy trong mình đầy ắp sự tội lỗi, lo lắng, thậm chí dễ dàng rơi vào trạng thái bị trầm cảm hoặc Stress. Bạn thấy đấy, “trì hoãn” quả là một thứ tồi tệ phải không nào?
1. Lên list một danh sách các việc cần làm theo thứ tự quan trọng giảm dần vào đầu ngày.
2. Áp dụng nguyên tắc 3 giây cho những việc đơn giản; đếm 3,2,1, bắt tay làm luôn.
3. Khi bạn định hứa hẹn một điều gì đó, thay ngay từ “sẽ”, “hứa” bằng từ quyết định. Nói là phải làm.
4. Nếu việc nào cần ít hơn hai phút để giải quyết, vậy xử lí nó nhanh gọn.
5. Tạm biệt “để đấy”, “mai làm” trong từ điển ngôn ngữ của bạn. Nói không với tất cả các lí do ngụy biện cho sự chậm trễ bản thân.
6. Giới hạn thời gian cho mỗi công việc, chia ra càng nhỏ càng chi tiết, càng dễ làm càng tốt. Đồng hồ báo thức hoặc ứng dụng nhắc nhở có thể là người bạn đồng hành tốt nhất.
Ví dụ: 6h: Thức dậy
6h05: Đánh răng, rửa mặt
6h10: Chạy bộ 30 phút
6h40: Vệ sinh cá nhân nhanh gọn
6h50: Ăn sáng
7h: Đi học, đi làm
7. Tham gia thử thách cam kết với bạn bè về việc thay đổi thói quen trong 24 ngày.
Các bạn thấy đấy hậu quả của việc “ĐỂ MAI TÍNH” không hề nhỏ và có rất nhiều phương pháp để trị căn bệnh này nếu bạn quyết tâm đánh bại nó. Vậy quyết định của bạn là gì?
Hãy lưu lại hoặc “LIKE, “SHARE” chia sẻ ngay về tường để nhắc nhở bản thân mỗi ngày nào.
Nên nhớ: CHỈ CÓ HÀNH ĐỘNG MỚI TẠO RA ĐƯỢC KẾT QUẢ!
Nếu có thất bại ít nhất bạn cũng biết được kết quả từ việc hành động đó ra sao.
Nếu không hành động, không làm gì, đồng nghĩa bạn sẽ không có kết quả và những kinh nghiệm.
Và nếu không có kinh nghiệm bạn đương nhiên công việc bạn sẽ thua kém những người có kinh nghiệm.
Cuộc đời cũng công bằng ở chỗ là mỗi ngày đều cho con người ta 24h giờ như nhau, người với người hơn nhau chỉ ở chỗ dùng 24 tiếng (giờ) này ra sao. Muốn làm được nhiều việc thì phải hạn chế thời gian chết trong ngày.
Nếu không hành động, không làm gì, đồng nghĩa bạn sẽ không có kết quả và những kinh nghiệm.
Và nếu không có kinh nghiệm bạn đương nhiên công việc bạn sẽ thua kém những người có kinh nghiệm.
Cuộc đời cũng công bằng ở chỗ là mỗi ngày đều cho con người ta 24h giờ như nhau, người với người hơn nhau chỉ ở chỗ dùng 24 tiếng (giờ) này ra sao. Muốn làm được nhiều việc thì phải hạn chế thời gian chết trong ngày.
Giờ hãy bắt tay vào làm việc & hành động ngay thôi nào…
Xem thêm: Cuộc đời công bằng ở chỗ mỗi ngày đều cho người ta 24 tiếng như nhau…
Xem thêm: Cuộc đời công bằng ở chỗ mỗi ngày đều cho người ta 24 tiếng như nhau…