VĂN HÓA THƯƠNG HIỆU VÀ THƯƠNG HIỆU BIỂU TƯỢNG

Tác giả Douglas B. Holt trong một cuốn sách về thương hiệu có viết về mô hình xây dựng thương hiệu bằng văn hóa ( cultural branding model ) và làm cho thương hiệu trở thành biểu tượng ( iconic brand ). Quan điểm của tác giả hoàn toàn khác với quan điểm marketing truyền thống là xây dựng thương hiệu theo cách “mind-share branding” ( chinh phục tâm trí khách hàng ), emotional branding ( chinh phục cảm xúc ), và viral branding ( hiệu ứng lan truyền ).

Để xây dựng bằng văn hóa ( cultural branding ), phải có một câu chuyện có sức lôi cuốn ( compelling myth ) về thương hiệu, làm sao cho khách hàng cảm nhận được mình là một phần của câu chuyện đó; và câu chuyện này phải hướng đến giải quyết một sự TƯƠNG PHẢN GAY GẮT ( acute contradiction ) nào đó trong xã hội, đặc biệt là sự tương phản liên quan đến nhân dạng con người ( people’s identity ). Một thương hiệu biểu tượng sẽ là hiện thân ( embodiment ) của khách hàng, giúp khách hàng nhìn thấy hình bóng của mình trong biểu tượng đó.

Có khá nhiều thương hiệu toàn cầu, đặc biệt là thương hiệu Mỹ được xem là biểu tượng, đặc trưng cho một văn hóa tương phản nào đó. Ví dụ, thương hiệu mô tô Harley nổi tiếng của Mỹ là biểu tượng của văn hóa “nổi loạn”, không theo lề thói, vượt ra ngoài khuôn khổ, tương phản với sự gò bó trong khuôn khổ vốn có; thuốc lá Malboro là biểu tượng của sự ngang tàng, và lối sống lãng tử của chàng cao bồi viễn tây, trái ngược với tính cách ôn hòa, ổn định vốn có của đại đa số dân chúng…

Đối với 24 & 24, chúng tôi cũng áp dụng cách thức xây dựng thương hiệu bằng văn hóa ( cultural branding ) ngay từ đầu. Không phải ngẫu nhiên mà 24 & 24 luôn có những câu chuyện về những con người tử tế, những tấm gương tử tế, và có một văn hóa ( culture ) luôn được nhắc đi nhắc lại nhiều lần là VĂN HÓA TỬ TẾ, một văn hóa yêu thương, chân tình, gắn kết.

24 & 24 mong muốn là nơi tập trung của những con người tử tế, sống thân thiện, cởi mở, chân tình. Văn hóa này tương phản với hiện trạng của một xã hội còn lắm nhiễu nhương, khi con người đặt giá trị vật chất, tiền tài lên trên các giá trị nhân văn khác. Group đã hướng đến giải quyết một sự tương phản về mặt văn hóa ( cultural contradiction ) khi chúng ta coi trọng và đề cao sự tử tế trong cách sống, cách làm ăn, kinh doanh, trái ngược với xu hướng thực dụng, chà đạp các giá trị đạo đức, vốn đang phổ biến trong xã hội.

Bằng cách xây dựng thương hiệu bằng văn hóa ( cultural branding ) theo quan điểm mới, tôi tin rằng 24 & 24 sẽ dần dần trở thành một thương hiệu biểu tượng ( iconic brand ) – biểu tượng của sự tử tế, của tinh thần “Just give it” và “We share for free”… 24 & 24 là hiện thân của sự tử tế trong mỗi thành viên. Tất nhiên, trách nhiệm của những thành viên tâm huyết là hãy chung tay, góp sức tạo sức lan tỏa cho thương hiệu biểu tượng của 24 & 24.

Mời các bạn xem thêm 1 số chuyên mục liên quan tới bài viết như là: #STARTUPKHỞI NGHIỆP

Viết một bình luận