ĐỊNH GIÁ SẢN PHẨM BẰNG GÌ?

Nhiều người trả lời là căn cứ vào chất lượng – chất lượng càng cao, giá cáng cao. Người khác bảo căn cứ vào nhu cầu – nhu cầu cao thì bán giá cao, nhu cầu thấp thì bán giá rẻ. Người khác nữa bảo, tùy thuộc vào giá vốn và mức lợi nhuận mong muốn – cộng thêm phần trăm lãi gộp vào giá vốn rồi cứ thế bán… Ai cũng có lý, và thực tế cũng có rất nhiều doanh nghiệp áp dụng theo những cách này. Tuy vậy, hãy thử tham khảo thêm một góc nhìn…

Tôi được mời tham dự một khóa học mà cái giá phải trả là hàng chục triệu đồng mỗi người cho một ngày học ( vâng, một ngày, mỗi người hàng chục triệu đồng ). Nhiều người bảo sao mắc thế! Tôi không nói về nội dung hay, dở, giá cả mắc rẻ; cũng không nhận xét về trình độ, tiếng tăm của người dạy. Tôi chỉ nói về định vị thương hiệu ( brand positioning ) và lợi ích cảm xúc ( emotional benefits ).

Nhiều người chấp nhận mua một sản phẩm giá cao, thậm chí rất cao là vì định vị thương hiệu của sản phẩm ấy ở đẳng cấp cao. Một túi xách bằng da có thể có giá bán vài chục ngàn đô ( rẻ hơn chưa chắc người ta mua ). Một cái đồng hồ có thể có giá hàng tỷ đồng… Có phải là vì chất lượng nó tuyệt hảo đến mức có thể sử dụng hàng trăm năm không hư? Có phải là vì nó làm từ chất liệu đặc biệt không ở đâu có không? Không hẳn là vậy!

Giá trị của món hàng không hẳn là nằm ở chỗ nó bền, nó đẹp, nó chắc chắn, nó tuyệt hảo về mặt chất lượng. Cũng không phải vì nó đem lại những lợi ích lý tính ( functional benefits ) tuyệt vời cho người sử dụng. Phần lớn những món hàng đắt tiền là vì lợi ích cảm tính ( emlotional benefits ) mà nó đem lại cho người sử dụng – cảm giác thỏai mái về mặt tinh thần, cảm giác tự hào, hãnh diện vì được sở hữu nó, niềm hạnh phúc được mọi người trầm trồ, ngưỡng mộ, “sướng” vì ta là người “đẳng cấp“…

Những buổi offline của 24 & 24 đã được minh chứng là đem lại lợi ích thiết thực cho hàng nghìn người. Và lợi ích này là rất cao, rất có giá trị nếu người học, người nghe chịu đem vào ứng dụng trong thực tế công việc của mình ( chịu uống thuốc ). Nó cũng đem lại nhiều lợi ích cảm xúc cho người tham dự. Không khí thân thiện, cởi mở, chân tình. Được làm quen, giao lưu, kết bạn, kết nối kinh doanh với những người tử tế. Được bắt tay, ôm nhau thân thiết… Cảm giác hạnh phúc được gặp nhau trong ngôi nhà xanh… Và cái giá phải trả là ZERO – KHÔNG ĐỒNG ( một chút đóng góp là để trả tiền thuê hội trường, trang thiết bị, bánh trái, cà phê, nước uống, phục vụ…; tri thức chia sẻ không tính phí ).

Vì sao là không đồng, mặc dù lợi ích mang lại ( cả chức năng và cảm xúc ) là rất lớn? Vì sao là không đồng khi chất lượng “sản phẩm” tốt đến mức công ty ngàn tỷ còn cần? Tất cả là vì định vị thương hiệu các bạn ạ ( brand positioning )!

Thương hiệu 24 & 24 được định vị là một thương hiệu tử tế – một thương hiệu phi lợi nhuận, phi vụ lợi; và sản phẩm là sự sẻ chia đích thực ( AUTHENTIC SHARING ), không vì mục đích lợi nhuận. Nó như một thứ “trà đá miễn phí” cho người cần!

Trở lại chuyện khóa học. Vài doanh chủ biết hỏi tôi, những buổi offline của 24 & 24 cũng rất giá trị, sao anh không bán giá cao? Có lẽ họ nên đọc bài viết này và nên hiểu thêm về định vị thương hiệu chăng?

Viết một bình luận