Nếu từng hẹn hò nhiều người mà vẫn chưa thể tiến tới tình yêu hoặc cảm thấy nhanh chán sau khi bắt đầu một mối quan hệ, và bạn vẫn mãi FA cô đơn một mình có lẽ bạn nên đổ tội cho Gene.
Gen F A này còn có tên gọi là 5-HTA1 với 2 phiên bản khác nhau là G và C.
Gen: Thuật ngữ này dịch theo phiên âm kết hợp Việt hoá từ tiếng Anh gene, cũng như từ tiếng Pháp gène (phát âm Quốc tế đều là /jēn/). Trong sinh học phổ thông viết là gen.
FA là gì?
FA là viết tắt của từ tiếng anh “Forever Alone” có thể hiểu là suốt đời cô đơn hay mãi mãi cô đơn. Tuy nhiên khi du nhập vào Việt Nam thì FA lại được hiểu với ý nghĩa khác là: Hiện tại đang cô đơn, không có ai bên cạnh. Theo lý giải của những người FA thì họ đang muốn nâng tầm giá trị của bản thân lên, không phải là họ không có ai yêu mà họ đang chờ đợi một nửa của mình đến giúp họ thoát khỏi sự cô đơn này.
Một số từ mà những người FA thường sử dụng như: FA muôn năm, yêu chủ nghĩa độc thân (FA), FA hạnh phúc, FA độc thân vui tính, FA quen rồi, FA ế là một xu thế,.. Thế nhưng thực tế thì FA có 4 nguyên nhân chính sau:
1. Người yêu đơn phương: Có nghĩa họ có tình cảm với ai đó nhưng không dám bày tỏ tình cảm của mình, hoặc đã bày tỏ nhưng không nhận lại sự đáp trả của người ấy. Vì bị tổn thương nên không thể mở lòng với người khác được.
2. Người luôn đặt sự nghiệp lên hàng đầu: Với những người quan trọng, chú tâm đến công việc họ thường sẽ không có nhu cầu đi tìm nửa kia. Quan niệm của họ muốn có tất cả về kinh tế, sự nghiệp thì tìm một nửa vẫn chưa muộn.
3. Người vẫn đang chờ mong một nửa của mình: Thế nhưng tìm mãi vẫn chưa thấy ai phù hợp nên vẫn mãi FA. Có thể nửa kia vẫn chưa xuất hiện, hay chuẩn yêu cầu của họ hơi cao, khiến cho họ nhìn thấy ai, quen biết ai cũng không ưng.
4. Người yêu chủ nghĩa độc thân: Mặc dù số người như vậy ít, nhưng một khi họ đã không muốn sự ràng buộc của một ai đó, thì rất khó thay đổi suy nghĩ của họ. Thế nên hầu hết những người như vậy lập gia đình rất muộn.
Ex: Will Alejandro ever find true love or is he destined to be forever alone?
(Liệu Alejandro có thể tìm được tình yêu chân chính? Hay anh ta định là sẽ cô đơn mãi mãi?).
Ex: You don’t want to be forever alone.
(Tôi không muốn phải mãi cô đơn thế này).
Ex: I am a “FA girl”, and I love FA.
(Tôi là một cô gái độc thân và tôi yêu sự độc thân này).
“Ế duyên” cũng là do… gene
Các nhà nghiên cứu phát hiện, tình trạng “ế duyên” của cả nam lẫn nữ, có thể là do gene.
Các nhà nghiên cứu đã nhận diện một “gene cô đơn” và khám phá ra rằng, những người sở hữu gen này tăng 20% nguy cơ “ế” so với các đối tượng khác. Các chuyên gia cho rằng, bằng cách hạ thấp nồng độ serotonin – hóa chất liên quan đến tâm trạng và cảm giác hạnh phúc, “gene cô đơn” khiến mọi người ít thoải mái hơn trong các mối quan hệ gần gũi.
Theo báo cáo nghiên cứu, các chuyên gia đến từ Đại học Bắc Kinh đã thử mẫu tóc của gần 600 sinh viên Trung Quốc để phân tích một gene có tên gọi là 5-HTA1 với 2 phiên bản khác nhau.
Kết quả hé lộ, những người sở hữu phiên bản G nhiều khả năng không tìm được “một nửa” của mình hơn những người sở hữu phiên bản C. Cụ thể là, khoảng 60% người mang gene 5-HTA1 phiên bản G không có quan hệ yêu đương với ai, trong khi tỉ lệ này ở nhóm mang gene 5-HTA1 phiên bản C chỉ gần 50%.
Điều quan trọng là, mối liên hệ trên không thể lý giải bằng các yếu tố khác, vốn cũng ảnh hưởng tới quan hệ tình cảm, kể cả diện mạo và độ giàu có. Điểm then chốt đối với khám phá dường như là vai trò của gene 5-HTA1 trong bộ não.
Nhóm nghiên cứu nhận thấy, những người sở hữu phiên bản “gene cô đơn” G tạo ra ít serotonin hơn. Những người này cũng được phát hiện cảm thấy khó gần gũi người khác hơn, nhiều khả năng lo lắng thái quá và bị trầm cảm hơn.
Viết trên Tạp chí Scientific Reports, các nhà nghiên cứu cho biết: “Do sự bi quan và lo lắng thái quá đều gây hại cho việc thiết lập, chất lượng và sự bền vững của các mối quan hệ, nên sự liên quan giữa gene đẳng vị G và các rối loạn tâm lý có thể làm giảm cơ hội hẹn hò hoặc dẫn tới sự thất bại trong quan hệ yêu đương của người mang nó”.
Nhóm nghiên cứu nhấn mạnh, các sinh viên có thể có nhiều thời gian rỗi và tự do trong việc hình thành quan hệ hơn những đối tượng khác. Và ở các thời điểm khác trong đời (khi không còn là sinh viên đại học), các yếu tố khác, chẳng hạn như áp lực phải kết hôn từ bố mẹ, có thể gây ảnh hưởng lớn hơn.
Họ kết luận, nghiên cứu đã cung cấp “bằng chứng về sự đóng góp của di truyền đối với các quan hệ xã hội trong những bối cảnh nhất định”.
Trong khi đó, các nhà khoa học nhận định, mặc dù các gene chắc chắn tác động đến các mối quan hệ, nhưng vai trò của chúng trong hầu hết các trường hợp sẽ rất nhỏ.
Theo lời tiến sĩ Pam Spurr, một chuyên gia về các mối quan hệ, chúng ta không cho phép các gene thống trị cuộc sống của mình. Bà Spurr tuyên bố: “Tôi biết rằng, sự thừa kế di truyền quyết định một số hành vi của chúng ta, nhưng chúng ta luôn có lựa chọn. Nếu ai đó chẳng may gặp khó khăn trong việc hẹn hò, tôi tin rằng họ có thể học hỏi cách tương tác theo hướng khiến họ thành công hơn khi gặp gỡ người khác”.
Tuy nhiên, các nghiên cứu khác từng ghi nhận, tỉ lệ kết hôn và duy trì hôn nhân cũng như số bạn tình của con người đều chịu ảnh hưởng của ADN. Bất chấp điều này, gene không phải là tất cả. Bằng chứng đơn giản có thể rút ra khi chúng ta xem xét các cặp sinh đôi cùng trứng, giống hệt nhau. Ban đầu, họ thường bị cùng một kiểu người thu hút, nhưng rốt cuộc lại xây dựng mối quan hệ bền vững với các bạn đời khác nhau.
Theo: #Nghiên_Cứu_Khoa_Học